Chùa Kiêu Kỵ có tên nôm là Cầu Cậy, vốn là Thái ấp nhà Trần ban cho Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII) -Tùy tướng của Phạm Ngũ Lão. Trước năm 1945 là xã Kiêu Kỵ, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Sau là thôn thuộc xã Tân Hưng. Năm 1965 đổi lại là xã Kiêu Kỵ. Làng thờ nàng Quốc, tướng của Hai Bà Trưng và Nguyễn Chế Nghĩa.
Cuối thế kỷ XIX có trường chữ Nho của Nguyễn Quý Trị gọi là tràng Kiêu Kỵ. Kiêu Kỵ là làng cổ có 2 nghề thủ công truyền thống là dát vàng và làm mực Nho bằng keo da trâu. Đây cũng là nơi đang thờ bài vị của Tổ nghề dát vàng bạc – Tiến sĩ Nguyễn Đức Trinh. Trong một lần đi sứ Trung Quốc, ông đã học được ở Yên Kinh nghề dát vàng, bạc, còn gọi là nghề làm bạc quỳ, vàng quỳ đem về truyền lại cho dân làng. Đây là một nghề độc đáo, truyền thống nổi tiếng của người Kiêu Kỵ.
Kiến trúc của Chùa Kiêu Kỵ vừa giản dị, khoáng đạt, vừa mang tính chất dân tộc đậm đà. Tuy nhiện, trải qua nhiều biến cố của lịch sử và thời gian, khu di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, xung quanh không gian di tích đang có công trình xây dựng quy mô lớn, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và những giá trị kiến trúc lịch sử của cụm di tích này.
Các di vật trong Đình, Đền hiện còn 32 đạo sắc phong, sớm nhất là sắc Đức Long 1, đời Lê Thần Tông (1629), 3 cỗ kiệu bát cống mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII, XIX, khám thờ, sập thờ, hương án, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ tự khác…
Chùa Kiêu Kỵ đã được công nhận là Di tích Lịch sử -Văn hoá năm 1996.
Loại hình
- Du lịch văn hóa
- lịch sử
- Du lịch tham quan
- khám phá
Liên hệ
- Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Viết bình luận của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *