Hai ông được lĩnh chức tướng tiền phong cùng với Phù Đổng Thiên Vương đi dẹp giặc. Hai ông cùng quân sỹ trong đó có tráng đinh làng Tô Khê chém đầu giặc là Thạch Linh thần tướng lại vùng Vũ Linh (Tiên Du –Bắc Ninh) ngày nay.
Theo ghi chép của sử sách: Vào thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Để chống quân xâm lăng bảo vệ đất nước, vua Hùng đã xuống chiếu chiêu mộ hiền tài. Hồi đó có hai anh em là Trần Văn Xương và Trần Văn Khúc quê ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng đầu quan và lĩnh ấn Tiên phong cùng Phù Đổng Thiên Vương dẹp giặc cứu nước. Do lập được nhiều công lớn khi giặc tan hai ông được Vua Hùng phong là Huynh đệ Nguyên Soái lưỡng thần. Khi về đến Tô Khê, thấy vùng đất này trù phú, cư dân đông đúc thì quyết định dừng chân hướng dẫn nhân dân khai khẩn đất đai, cấy lúa, trồng màu làm cho đời sống ngày càng no đủ. Để ghi nhớ công lao của những người có công với dân với nước, khi các ông mất, dân làng đã lập nghè và xây đình tôn thờ là Thành Hoàng Làng.
Ngai thờ Nhị Vị Đại Vương được đặt trang trọng trong hậu cung giữa đình làng
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tuy Đình Tô khê ngày nay không còn nguyên vẹn như xưa xong hiện vẫn lưu giữ được 18 đạo sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn cùng nhiều hiện vật cổ có giá trị như bia đá, giếng đá và một số đồ thờ gỗ có giá trị điêu khắc. Với giá trị lịch sử và nghệ thuật được bảo tồn, ngày 23/1/1995, Đình làng Tô Khê đã được Sở văn hóa thông tin Thành phố công nhận là di lích lịch sử văn hóa.
Đình Tô Khê
Tại Lễ hội truyền thống năm nay, về phần Lễ gồm các hoạt động như rước nước từ Nghè về Đình và Lễ di giá Thành Hoàng Làng, tế tại Đình, giao lưu với địa phương kết chạ Kim Sơn… thu hút sự tham gia của hàng ngàn dân làng và khách thập phương.
Lễ rước nước và di giá Thành Hoàng làng
Viết bình luận của bạn
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *